Thư cảm ơn của “Quỹ Nguồn Sáng”

Kính gửi các nhà hảo tâm!

Từ ngày 13 đến ngày 18 tháng 11 năm 2011, chúng tôi đã có cuộc hành trình “Cùng em vui tới lớp” để thăm và tặng quà HS Nacosa và Mường Lay, Điện Biên. Chuyến đi tuy rất vất vả vì địa hình xa xôi nhưng chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì đã được làm chiếc cầu nối giữa những tấm lòng hảo tâm  với trẻ em nghèo ở vùng núi.

Khi được tận mắt chứng kiến những khó khăn của trẻ em nơi đây và thấy niềm vui của các em khi được ăn kẹo, thấy các em thích thú tò mò khi xem một cuốn truyện, chúng tôi cảm thấy thật vui và càng trân trọng những tấm lòng hảo tâm đã cùng chúng tôi chia sẻ khó khăn với các em.Đọc tiếp “Thư cảm ơn của “Quỹ Nguồn Sáng””

“Nhảy ngẫu hứng tập thể” – Video hướng dẫn

Để chuẩn bị cho phần nhảy ngẫu hứng tập thể trong Christmas Piano Party 2011, MusicIQ xin gửi tới các bạn học viên 3 đoạn video hướng dẫn:

* Hokey Pokey

* Monkey Dance

Đọc tiếp ““Nhảy ngẫu hứng tập thể” – Video hướng dẫn”

100 Greatest Classical Piano

1. Piano Sonata No. 23 in F minor “Appassionata” – Ludwig Van Beethoven

2. Well Tempered Clavier – Johann Sebastian Bach

3. Goldberg Variations – Johann Sebastian Bach

4. Piano Sonata No. 14 in C sharp minor “Moonlight” – Ludwig Van Beethoven

5. Piano Sonata in B minor – Franz Liszt Đọc tiếp “100 Greatest Classical Piano”

Nơi nhạc sĩ thiên tài Chopin chào đời

Nhạc sĩ người Đức Mendelssohn từng thốt lên: “Chopin là cả một lò lửa. Ông nung chảy tất cả những gì mà cuộc sống ban cho. Và ông ấy rút ra từ đó kho báu hết sức quý giá”. Những vũ khúc thôn dã của quê mẹ Ba Lan, đã thấm vào Chopin làm nên một thiên tài âm nhạc thuần khiết, đôn hậu, mãnh liệt mà da diết. Ông được coi là nhà thơ của cây đàn piano với những bản polonaise, marzuka, etude… bất hủ.

Frédéric Chopin sinh ra ở Zelazowa Wola, một ngôi làng nhỏ nằm bên bờ sông Utrata. Đây đã trở thành một trong những địa điểm được nhiều du khách ghé thăm nhất khi đến Ba Lan.

Bức tượng Chopin trong khuôn viên khu bảo tàng.
Màu xanh của hàng trăm loại cây tạo nên một khung cảnh ấn tượng.Đọc tiếp “Nơi nhạc sĩ thiên tài Chopin chào đời”

CHRISTMAS PIANO PARTY – MusicIQ 2011 cho học viên người lớn

Vậy là một mùa Giáng Sinh nữa sắp về… Như mọi năm, MusicIQ lại chuẩn bị tổ chức Piano Party cho các học viên người lớn. Năm nay, bên cạnh các tiết mục biểu diễn piano, MusicIQ muốn tập trung vào sự giao lưu giữa các bạn học viên, để mọi người có nhiều cơ hội cùng trò chuyện, trao đổi về sở thích, công việc v.v…

– Thời điểm dự kiến: Thứ 7, 17/12/2011

 Đọc tiếp “CHRISTMAS PIANO PARTY – MusicIQ 2011 cho học viên người lớn”

Chuyện về cô bé tự kỷ học piano

Mặc cho mưa gió bão bùng, gần 400 khán giả vẫn kéo đến ngồi chật kín các hàng ghế của nhà hát Jinsha ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để xem màn biểu diễn đặc biệt của một cô bé mắc chứng tự kỷ.

Lần đầu tiên gặp Ding Ziyin, ai cũng nghĩ cô bé 16 tuổi ấy khỏe mạnh và phát triển bình thường như bao người bạn cùng trang lứa. Bất hạnh thay, Ding mắc bệnh tự kỷ, một chứng bệnh làm suy giảm khả năng giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, khi cô bé ngồi trước cây đàn piano, mọi rào cản của bệnh tật đều bị phá vỡ. Những ngón đàn của Ding đã giúp em “nói chuyện” được với thế giới bên ngoài.Đọc tiếp “Chuyện về cô bé tự kỷ học piano”

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Franz Liszt

Franz Liszt, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1811, là một nghệ  sĩ chơi piano và nhà soạn nhạc người Hunggary.

Liszt chơi đàn như thế nào, thời nay không ai biết.

Căn cứ vào các tác phẩm của ông, và lời kể của những nhân chứng sống cùng thời ông, trong đó có những nhạc sĩ lừng danh như Czerny, Berlioz, và đã được sử sách ghi lại, Franz Liszt là một pianist siêu phàm. Cho đến ngày nay, ông vẫn được xem như là một trong những nghệ sĩ piano tài năng nhất thế giới.

Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Franz Liszt, gửi tặng tại cả nhà đoạn phim hoạt hình vui Tom & Jerry với tác phẩm “Hungarian Rhapsody no.2” của Liszt:

Câu hát ru con

Đây là những dòng tâm sự của một người mẹ trên diễn đàn webtretho. Những cảm xúc của chị ấy cũng là những xúc cảm rất thật của những người làm mẹ. Chia sẻ cùng cả nhà…

Ầu ơ… Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cần tre lắc lẻo gập gềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi… trường đời…

Cứ mỗi đêm, mẹ vừa dứt câu hát ru con là con ngẻo đầu trong vòng tay mẹ ngủ ngon lành. Bế con trên tay, mẹ mỉm cười thật hạnh phúc. Mẹ nhè nhẹ đặt con vào nôi, hôn lên trán con một cái hôn nhẹ nhàng và thủ thỉ vào tai con: “Ngủ ngon nhé con yêu!”. Mẹ thả mùng và bước đi khe khẽ. Mẹ bật cái đèn ngủ ở đầu giường để ánh sáng dịu nhẹ đưa con vào giấc say nồng…. Trong cái ánh sáng mập mờ ấy, con như thiên thần nhỏ với đôi mắt nhắm nghiền. Trong giây phút này đây, mẹ mới thật sự được nhìn rõ khuôn mặt của con hơn. Ôi, con của mẹ với hai gò má hồng phúng phính, cái mũi cao nho nhỏ, hai vành tai thẳng bé tí xíu, đôi môi đỏ chúm chím… chốc chốc lại mỉm một nụ cười. Mẹ cười thầm trong bụng: “Chắc con đang mơ đây mà!”. Mẹ không biết trong giấc mơ con có hình ảnh của mẹ hay không? Và rồi đây con có yêu thương mẹ nhiều hay không?… Nhưng trong mỗi giấc mơ của mẹ luôn luôn có hình ảnh của con. Mỗi khi mẹ đặt lưng xuống là mẹ đều nghĩ đến sớm mai mẹ sẽ làm gì cho con và cứ đến giữa khuya là mẹ phải lồm cồm mò dậy kéo chăn đắp lại lên người con,….Đọc tiếp “Câu hát ru con”

Mẹ “máy móc” ru con

Giữa cuộc sống hối hả nơi đô thị, càng ngày người ta càng hay bắt gặp âm thanh hát ru con của một ca sĩ chuyên nghiệp vang lên từ CD Hát ru.

Chị Hồ Thị Tâm ru con – Ảnh: Phước Tuần

Suy nghĩ bật nhạc hát ru cho con nghe (thay thế hoàn toàn lời mẹ ru) cũng dần ăn sâu vào nếp nghĩ của không ít bậc cha mẹ “thời đại số”.Đọc tiếp “Mẹ “máy móc” ru con”